Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp gia tăng hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh dạ dày duy trì tình trạng sức khỏe ổn định sau điều trị, hoa quả là một phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của người đau dạ dày. Sau đây là tác dụng và các lưu ý khi sử dụng 7 loại trái cây phổ biến tốt cho người đau dạ dày được các chuyên gia tiêu hóa khuyên dùng:

  1. Thanh long: Điều hòa đường ruột – giảm táo bón
    • Tác dụng: Với hàm lượng vitamin C cao, giàu chất xơ hòa tan nhưng lại có hàm lượng axit hữu cơ thấp, loại quả này có tác dụng điều hòa đường ruột giảm táo bón tốt cho tiêu hóa
    • Lưu ý: Người có vấn đề về dạ dày trào ngược nên dùng thanh long trong thực đơn hàng tuần
  2. Táo Tây: Giầu chất xơ hòa tan
    • Tác dụng: Các nghiên cứu chỉ ra chất xơ hòa tan có trong trái táo rất tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Các chất xơ hòa tan này tương tự như một hệ đệm giúp làm giảm nồng độ Axit trong dạ dày. Ngoài ra các chất xơ hòa tan dễ hấp thu nước giúp làm mềm phân, giúp phân có thể di chuyển theo đường tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm thời gian vận chuyển đường ruột giảm tình trạng táo bón
    • Lưu ý: Người viêm loét trào ngược dạ dày chỉ cần ăn 3-4 quả / tuần ăn xen kẽ với loại cây khác theo mùa. Thời điểm ăn táo tốt nhất là khoảng thời gian giữa các bữa ăn sáng – trưa hoặc trưa – chiều, ăn chậm tránh ăn quá nhanh nhai không kỹ để làm tổn thương dạ dày. Nên chế biến táo tươi thành những dạng dễ hấp thu như sinh tố, nước ép
  3. Đu đủ: Giảm chứng khó tiêu
    • Tác dụng: Hỗ trợ cho việc tiêu hóa ở dạ dày, giảm chứng khó tiêu và giúp trị táo bón. Tác dụng này là do trong đu đủ có chứa các Enzym papain chymopapain, hai loại enzym thủy phân protein trong thức ăn giảm bớt gánh nặng tiêu hóa trong dạ dày. Ngoài ra đu đủ còn giúp cân bằng môi trường axit trong dạ dày làm gì chả được Vì vậy sau mỗi bữa ăn nhiều đạm và bé Thảo một miếng đu đủ sẽ giúp góp phần giảm bớt tình trạng khó tiêu
    • Lưu ý: Chỉ ăn đu đủ chín tuyệt đối không ăn quả xanh không ăn đu đủ khi bụng đói tốt nhất ăn sau bữa ăn Khoảng 30p
  4. Ổi: Các nghiên cứu cho thấy ở những người bị bệnh dạ dày mãn tính thường xảy ra tình trạng thiếu hụt vitamin C một loại vitamin rất cần thiết giúp chống Oxy hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể – Nguồn Vitamin C cho người đau dạ dày mãn
    • Tac dụng: Ổi là một nguồn vitamin C dồi dào nhưng có hàm lượng axit hữu cơ thấp vì vậy nên ổi rất thích hợp cho người bệnh dạ dày sử dụng
    • Lưu ý: Khi ăn ổi xe nổi nên rửa sạch và ăn cả vỏ vì vitamin C có nhiều ở phần gần vỏ, nên ăn với số lượng vừa phải và nhai kỹ, không ăn ổi xanh non vì chứa nhiều tanin khiến bệnh nhân đau dạ dày hoặc táo bón nặng hơn tốt nhất là dùng nước ép bỏ hạt vỉ hạt ổi khó tiêu khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn
  5. Quả bơ: Chứa khoảng 25 loại vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe, một trái bơ 100g có chứa khoảng 7g chất xơ chiếm khoảng 27% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày. Ngoài ra bơ còn chứa nhiều chất oxy hóa chống viêm
    • Tac dụng: Là một món ăn được khuyên dùng cho những người bị đau dạ dày tá tràng vì Bơ không chỉ là loại thức ăn mềm và bổ dưỡng mà còn rất dễ ăn dễ tiêu hóa và hấp thu giảm năng lực cho hệ tiêu hóa
    • Lưu ý: Sinh tố bơ cùng sữa tươi là một gợi ý cho bữa ăn phụ giàu dinh dưỡng và ngon miệng
  6. Chuối: Tốt cho người đau dạ dày nếu biết dùng đúng loại
    • Tác dụng: Chuối có nhiều loại và loại nào cũng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là một nhóm chất mà ta không thể không nhắc tới đó là Pectin. Chất Pectin trong chuối là một loại gluxit tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa nó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột kích thích tiêu hóa giảm đầy bụng khó tiêu bị bệnh người bị đau dạ dày chẳng có lý do gì mà không ăn mỗi ngày từ một đến hai quả
    • Lưu ý: Chỉ đến ăn chuối đã chín kỹ, không nên ăn chuối tiêu, không nên ăn khi bụng đói – nên ăn sau khi ăn khoảng 30p
  7. Dừa: Ngoài những tác dụng cho tim mạch, tiết niệu, bổ sung năng lượng nước dừa còn tốt cho tiêu hóa – Tốt cho người bị trào ngược dạ dày
    • Tác dụng: Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng đã chuyển đổi thành monolaurin giúp kháng khuẩn chống nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ em và người lớn. Mỗi ngày uống khoảng 120 ml nước dừa tươi vừa giúp chống viêm vừa giúp trung hòa axit giảm trào ngược. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra nước cốt dừa có khả năng bảo vệ niêm mạc tương tự như sucralfate
    • Lưu ý: Để tránh tình trạng khó tiêu bạn không nên sử dụng nhiều nước cốt dừa thay vào đó bạn chọn những quả dừa non vừa uống nước và ăn thêm một chút cùi mềm sẽ tốt hơn

Trái cây tốt cho người đau dạ dày bởi nó là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng kể cả đối với người khỏe mạnh. Kiến thức này hy vọng sẽ củng cố thêm kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho mỗi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *