Có thể nói, mụn trứng cá là một trong những bệnh lý về da nhiều người gặp phải nhất trên thế giới. Để điều trị mụn trứng cá tại nhà, bạn cần nắm rõ nguyên nhân, thường xuyên làm sạch da cũng như tham khảo một số lời khuyên đúng đắn từ bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên mụn trứng cá, trong đó có một số lý do chính dưới đây:
- Da bạn thuộc loại da dầu, cơ thể sản xuất nhiều dầu khiến nang lông bị bít tắc.
- Tế bào chết cùng dầu khiến lỗ chân lông bị viêm, vi khuẩn cư trú và gây mụn
- Hormone androgen hoạt động quá mức, gây tăng tiết chất nhờn quá nhiều.
- Do di truyền: bố mẹ bị nhiều mụn trứng cá thì khả năng cao con cũng có nguy cơ bị nhiều khi tới tuổi trưởng thành
- Nội tiết tố trong cơ thể tăng lên ở tuổi dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt
- Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, đồ ngọt
- Thức khuya nhiều
- Thường xuyên lo âu, căng thẳng
- Không vệ sinh da tốt
- Sử dụng mỹ phẩm
- Sử dụng thuốc có chứa corticosteroid, testosterone hoặc lithium.
Cách điều trị mụn trứng cá tại nhà an toàn
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, trước khi điều trị mụn trứng cá, bạn nên xác định xem mình bị mụn gì. Có nhiều loại mụn khác nhau như: Mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn bọc…Mỗi loại lại có cách điều trị cụ thể riêng biệt.
Điều trị mụn đầu đen
Mụn đầu đen là một trong những loại mụn nhiều người gặp phải nhất. Nguyên nhân gây mụn đầu đen là do da bạn tiết nhiều dầu thừa, cộng tới những tế bào chết trên da không được làm sạch, bít tắc lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông bị viêm, nhân mụn nhô lên tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và có màu đen.
Cách điều trị mụn trứng cá đầu đen cũng khá dễ dàng. Bạn chỉ cần trộn mật ong, baking soda theo tỉ lệ 1:1, cho thêm vài giọt nước cốt chanh. Thoa đều lên vùng da bị mụn, massage đều 1-2 phút. Sau đó chờ 15 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh.

Điều trị mụn đầu trắng
Khác với mụn đầu đen, mụn đầu trắng xuất hiện khi các tế bào chết và dầu thừa trên da bị bít tắc gây viêm lỗ chân lông, nhưng lỗ chân lông lại không mở ra. Do đó, mụn bị đóng lại dưới da, không tiếp xúc với không khí bên ngoài.
Để điều trị mụn trứng cá đầu trắng, bạn cần nặn mụn để lấy nhân mụn ra.
- Rửa tay sạch, lau khô
- Dùng dụng cụ nặn mụn để lấy nhân mụn
- Dùng bông để lau mụn mỗi lần lấy xong 1 nhân mụn.
- Lấy nhân mụn sạch sẽ vì nếu để sót chúng sẽ phát triển trở lại.
- Chỉ nên nặn những mụn đầu trắng đã già
- Sau khi nặn xong thì cho da nghỉ 10 phút, lau sạch những dịch mủ vàng hay máu trên da cho đến khi chúng không chảy nữa.
- Không sờ tay lên vết mụn tránh gây nhiễm trùng
- Khi mụn khô lại, bạn hãy thoa kem trị mụn để chữa lành vết thương. Nên dùng sản phẩm có thành phần thiên nhiên để điều trị. Hoặc bạn có thể dùng mật ong, tinh dầu trà, nghệ tươi…
Điều trị mụn mủ
Mụn mủ có hình dáng giống với mụn đầu trắng nhưng hơi đỏ, to hơn mụn đầu trắng, hơi sưng nhẹ. Bên trong mụn có mủ vàng hoặc trắng, sờ thấy đau.
Với mụn mủ, bạn có thể sử dụng nha đam, hành tây, nghệ, vitamin E…để bôi điều trị mụn. Nếu không khỏi, bạn có thể ra hiệu thuốc để mua thuốc bôi. Thường thì dược sĩ sẽ kê thành phần thuốc có chứa kháng sinh (diệt vi khuẩn), Benzoyl peroxide (giúp loại bỏ bã nhờn và tẩy da chết), Axit salicylic (loại bỏ tận gốc các nốt sần sâu dưới lỗ chân lông), Retinoids (chất dẫn Vitamin A, giúp làm thoáng lỗ chân lông và kháng khuẩn).
Điều trị mụn cám
Mụn cám là loại mụn có kích thước rất nhỏ, màu trắng đục, thường mọc ở sống mũi, hai bên khe mũi, dưới cằm. Khi sờ thấy da vùng mụn sần sùi nhưng không đau. Nó thường gặp ở những phụ nữ mang thai, sau sinh, bạn nữ dậy thì, thời kì kinh nguyệt, những người làm việc văn phòng thường sử dụng máy tính, những người thức khuya, hay bị tress…
Để điều trị mụn cám, bạn hãy lấy một quả trứng gà luộc lên. Sau đó bóc trứng và lăn qua lăn lại vùng da bị mụn cám. Mụn sẽ được hút vào bên trong lòng đỏ trứng mà không hề gây đau.
Điều trị mụn bọc
Mụn bọc là tình trạng mụn trứng cá nặng hơn những trường hợp trên. Biểu hiện của mụn bọc là những nốt sưng viêm lớn, sờ vào có cảm giác cứng, đau. Nếu tự ý nặn sẽ để lại tổn thương hơi sâu trên da, nguy cơ bị sẹo thâm rất cao.
Để điều trị mụn bọc, bạn có thể thử một số phương pháp từ thiên nhiên như dùng tỏi, cà chua, nha đam, mật ong, tràm trà hay kem đánh răng….

Tuy nhiên, nếu mụn không có dấu hiệu giảm thì bạn nên mua thuốc bôi và uống. Thường các dược sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc mà chúng tôi vừa liệt kê ở phần trị mụn mủ. Nếu bôi không khỏi, bạn cần uống thêm thuốc kháng sinh để giúp loại bỏ vi khuẩn dư thừa. Vi khuẩn gây mụn P. acnes sẽ không còn tích tụ trong lỗ chân lông nữa.
Cách chăm sóc da trong và sau khi điều trị mụn trứng cá tại nhà
Một trong những yếu tố giúp cho mụn trứng cá nhanh khỏi và không quay trở lại chính là việc bạn chăm sóc làn da của mình như thế nào. Dưới đây là một số lưu ý mà các bác sĩ da liễu khuyên bạn:

- Dùng sữa rửa mặt phù hợp với da của mình
- Nên rửa tay sạch bằng xà bông rồi rửa mặt với sữa rửa mặt. Không nên dùng khăn chà xát mặt khi đang bị mụn.
- Nên dùng sữa rửa mặt ngăn dầu, có chứa chất dưỡng ẩm cho da. Nhiều bạn nghĩ da bị mụn không nên dùng dưỡng ẩm nhưng sự thật thì những sản phẩm ngăn dầu, dưỡng ẩm vừa giúp da sạch, hạn chế mụn, da mềm mại, không bị khô rát.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, hoặc dùng xong phải vệ sinh da sạch sẽ để lỗ chân lông không bị bít tắc.
- Dùng kem chống nắng phù hợp với da mụn
- Thực hiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ. Uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả, không thức khuya…
- Thay chăn ga, vỏ gối, vỏ đệm thường xuyên
- Vệ sinh màn hình điện thoại mỗi ngày
Điều trị mụn trứng cá tại nhà cũng khá đơn giản, chỉ cần bạn nắm rõ một số nguyên tắc như chúng tôi vừa trình bày ở trên. Hãy luôn nhớ giữ gìn da sạch sẽ để da được “hít thở” không khí trong lành thì bạn sẽ luôn có làn da trắng sáng, mịn màng và khỏe mạnh.